Trái Đất được phân chia thành những châu lục, vùng lãnh thổ. Mỗi châu lục lại có số lượng quốc gia, đất nước nhiều hoặc ít khác nhau. Vậy đã khi nào bạn tự hỏi thế giới có bao nhiêu nước hay chưa? Nếu vậy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của trentonmetroarealocal.com để biết được đáp án cho thắc mắc đó nhé.
I. Thế giới hiện có bao nhiêu nước?
Để biết được thế giới có bao nhiêu nước, chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về định nghĩa quốc gia (nước) được hiểu là gì nhé. Căn cứ vào Điều 1 của công ước Montevideo năm 1993, một quốc gia (nước) chính là một chủ thể của luật quốc tế, có chủ quyền và phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về lãnh thổ xác định, chính phủ và khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế, có số dân ổn định.
Hiện nay trên thế giới có một số đất nước tự nhận là độc lập nhưng Chính phủ của các quốc gia đó lại không có đủ quyền hạn hoặc không được quốc tế công nhận. Chính vì thế, nếu tính cả những quốc gia đó thì thế giới hiện nay có 206 quốc gia. Trong đó, cụ thể như sau:
- Có 195 quốc gia được công nhận và là thành viên chính thức của Tổ chức Liên hợp quốc.
- Có 2 quốc gia là quan sát viên tại Tổ chức Liên hợp quốc là thành Vatican và Nhà nước Palestine.
- Có 2 quốc gia được nhiều nước công nhận và độc lập trên thực tế là Đài Loan và Kosovo.
- Có 1 quốc gia không độc lập nhưng được nhiều nước công nhận là Tây Sahara.
- Có 6 quốc gia tuyên bố độc lập nhưng không được công nhận là Bắc Síp, Abkhazia, Nam Ossetia, Somaliland, Transnistria và Nagorno-Karabakh.
Theo như các tài liệu về địa lý, Trái đất hiện được chia thành 6 châu lục, đó là châu Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Úc và châu Nam cực. Tuy nhiên, tại Mỹ họ lại phân chia thành châu Nam Mỹ và châu Bắc Mỹ nên quy ước trái đất có 7 châu lục.
II. Danh sách các vùng lãnh thổ trên thế giới?
Như đã chia sẻ khi giải đáp thế giới có bao nhiêu nước trên đây, trái đất được chia thành những châu lục khác nhau. Dưới đây là danh sách các nước được phân chia theo châu lục.
1. Khu vực châu Á
Dựa vào số lượng thống kê thì châu Á chính là châu lục có dân số đông nhất thế giới. Vị trí nằm tại phía Đông và Bắc của bán cầu, với diện tích khoảng 44.4 triệu km2. Nếu nhìn trên bản đồ, bạn sẽ thấy châu Á có vị trí gần với châu Âu và châu Phi. Theo thống kế mới nhất thì châu lục này được chia thành Đông Á, Tây Á, Nam Á, Trung Á và Đông Nam Á.
Châu Á hiện có 50 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó Nga là 2/3 diện tích thuộc khu vực châu Á tuy nhiên dựa trên những tiêu chí về sắc tộc, văn hóa thì Nga là quốc gia thuộc châu Phi.
- Đông Á bao gồm 6 nước, đó là: Đài Loan, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Nam Á bao gồm 9 nước, đó là: Ấn Độ, Iran, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bhutan và Bangladesh.
- Tây Á bao gồm 18 nước, đó là: Jordan, Kuwait, Yemen, Ả Rập Xê Út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Georgia, Israel, Lebanon, Oman, Palestine, CH Síp, Ả Rập và Iraq.
- Trung Á bao gồm 5 nước, đó là: Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan.
- Đông Nam Á bao gồm 11 nước, đó là: Việt Nam, Brunei, Đông Timor, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines và Myanmar.
2. Khu vực châu Âu
Châu Âu là châu lục có hướng Bắc giáp với Bắc Băng Dương, hướng nam giáp với Đại Trung Hải, Đại Tây dương giáp ở phía Tây và dãy Uran ở hướng Đông. Châu lục này có diện tích khoảng 10 triệu km2. Hiện nay châu Âu bao gồm 44 nước và được chia thành khu vực Bắc Âu, Đông Âu, Tây Âu và Nam Âu.
- Đông Âu bao gồm 10 nước, đó là: Slovakia, Nga, Ukraine, Moldova, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Belarus, Romania, Bulgaria và Hungary
- Tây Âu bao gồm 9 nước, đó là: Đức, Liechtenstein, Pháp, Monaco, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ và Áo.
- Nam Âu bao gồm 15 nước, đó là: Andorra, Vatican, San Marino, Albania, Serbia, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Macedonia, Malta, Montenegro, Slovenia, Nước Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
- Bắc Âu bao gồm 10 nước, đó là: Đan Mạch, Ireland, Na Uy, Iceland, Anh, Latvia, Lithuania, Phần Lan, Thụy Điển và Estonia.
3. Khu vực châu Phi
Châu Phi chính là châu lục có diện tích lớn đứng thứ 3 trên thế giới, với diện tích là 30 triệu km2. Về địa lý, châu lục này giúp với Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và Ấn Độ Dương.
Hiện châu Phi có 54 quốc gia và được gọi là lục địa đen của thế giới. Châu Phi được chia thành 6 khu vực, đó là Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Trung Phi, Tây Phi và châu Phi hạ Sahara.
- Khu vực Đông Phi bao gồm 18 nước và 1 vùng lãnh thổ đặc biệt, đó là: Malawi, Tanzania, Zimbabwe, Zambia, Somalia, Comoros, Ethiopia, Kenya, Madagascar, Mauritius, Nam Sudan, Rwanda, Seychelles, Burundi, Djibouti, Uganda, Mozambique và Eritrea.
- Khu vực Bắc Phi gồm có 7 đất nước, đó là: Algeria, Ai Cập, Libya, Sudan, Tây Sahara, Morocco và Tunisia.
- Khu vực Trung Phi bao gồm 9 đất nước, đó là: Cộng hòa Trung Phi, Guinea Xích đạo, Chad, Cameroon, Cộng hòa dân chủ Congo, Gabon, São Tomé và Príncipe Chad, Angola và Cộng hòa Congo.
- Khu vực Nam Phi bao gồm 5 đất nước, đó là: Botswana, Nam Phi, Swaziland, Lesotho và Namibia.
- Khu vực Tây Phi bao gồm 17 nước, đó là: Togo, Niger, Senegal, Sierra Leone, Saint Helena, Liberia, Mali, Mauritania, Nigeria, Benin, Burkina Faso, Ghana, Guinea-Bissau, Cape Verde, Gambia, Guinea và Bờ biển Ngà.
4. Khu vực châu Mỹ
Châu Mỹ có diện tích khoảng 42 triệu km2, với vị trí nằm ở nửa bán cầu tây của trái Đất. Châu lục này được chia ra thành Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mỹ.
Theo thống kê, châu lục này có tất cả 19 vùng lãnh thổ và 34 quốc gia độc lập. Cụ thể như sau:
- Bắc Mỹ gồm có 2 nước, đó là Canada và Hoa Kỳ
- Vùng Caribe gồm có các quốc gia: Cuba, Saint Kitts and Nevis, Dominica, Jamaica, Dominican Republic, Haiti, Grenada, Antigua & Barbuda, Trinidad & Tobago, Bahamas, St.Vincent and Grenadines, Barbados và Saint Lucia.
- Vùng Nam Mỹ gồm có những quốc gia: Suriname, Chile, Perú, Colombia, Paraguay, Ecuador, Guyana, Argentina, Venezuela, Bolivia, Uruguay và Brazil
- Vùng Trung Mỹ gồm có các nước: Nicaragua, El Salvador, México, Guatemala, Honduras, Belize, Panama và Costa Rica.
- Ngoài ra còn có 19 vùng tự trị khác.
5. Khu vực châu Úc
Châu Úc hay còn được biết đến với cái tên châu Đại Dương. Hiện châu lục này có 14 quốc gia, trong đó Australia là quốc gia có diện tích lớn nhất và Nauru chính là đất nước có diện tích nhỏ nhất. Các quốc gia tại châu Úc là Australia, New Zealand, Fiji, Vanuatu, Papua New Guinea, Solomon Island, Kiribati, Palau, Marshall Island, Nauru, Micronesia, Tuvalu, Samoa và Tonga.
6. Khu vực châu Nam cực
Châu lục cuối cùng chính là châu Nam Cực. Đây là một lục địa nỏ có vị trí nằm ở cực nam của Trái Đất và là nơi có nhiệt độ thấp nhất thê thế giới. Châu Nam cực có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới, đứng sau châu Á, châu Phi, và châu Mỹ. Các khu vực tại châu Nam cực bao gồm: bán đảo Nam cực, Đông nam cực, nam cực, tây nam cực và biển Ross. Tại châu Nam Cực hiện nay chỉ có các trạm nghiên cứu của giới khoa học.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết được thế giới có bao nhiêu nước, vùng lãnh thổ. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm các tin tức hay mỗi ngày nhé.